Lịch sử Truyền_hình

Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ họcđiện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Truyền hình cơ học

Hệ thống truyền tải fax cho hình ảnh tiên phong trong phương pháp quét cơ học của hình ảnh trong đầu thế kỷ XIX. Alexander Bain giới thiệu máy fax năm 1843 đến 1846. Frederick Bakewell giới thiệu một phiên bản của máy fax trong phòng thí nghiệm vào năm 1951.

Willoughby Smith phát hiện ra quang dẫn của nguyên tố selen vào năm 1873.

Đĩa Nipkow. Sơ đồ này cho thấy các đường tròn truy tìm bằng các lỗ, mà cũng có thể là hình vuông cho độ chính xác cao hơn. Các khu vực của đĩa được viền khung đen cho thấy khu vực quét.

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1884.[10] Đây là một đĩa quay với một mô hình xoắn ốc với các lỗ trên đĩa, vì vậy mỗi lỗ quét một dòng của hình ảnh. Mặc dù Nipkow không bao giờ xây dựng một mô hình hoạt động thực sự, các biến thể của vòng quay đĩa Nipkow trở nên cực kỳ phổ biến.[11] Constantin Perskyi đã đặt ra thuật ngữ truyền hình trong bài báo đọc ở Đại hội Điện Quốc tế tại Hội chợ Thế giới Quốc tế ở Paris vào ngày 24/08/1900. Bài báo của Perskyi xem xét các công nghệ cơ điện hiện có, đề cập đến công việc của Nipkow và những người khác.[12] Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại do Lee de ForestArthur Korn đưa ra mới biến các thiết kế trên thành hiện thực.

Buổi trình diễn đầu tiên của việc truyền tải tức thời của hình ảnh được Georges Rignoux và A. Fournier trình bày tại Paris vào năm 1909. Một ma trận của 64 ô chứa selen, từng ô nối dây vào một bộ chuyển mạch cơ khí, được coi như một võng mạc điện tử. Trong máy thu, một tập hợp ô Kerr phát ánh sáng và một loạt các gương góc khác nhau gắn vào các cạnh của một đĩa quay quét chùm tia tạo ra được lên màn hình hiển thị. Một mạch riêng biệt xử lý việc đồng bộ hóa. Độ phân giải 8x8 pixel trong màn trình trình diễn lý thuyết này chỉ đủ để truyền tải rõ ràng các chữ cái của bảng chữ cái. Một hình ảnh được cập nhật đã được truyền "nhiều lần" mỗi giây.[13]

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm".[14] Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Baird trong năm 1925 với thiết bị vô tuyến và các người nộm "James" & "Stooky Bill" của ông (phải).Tập tin:John Logie Baird, 1st Image.jpgBức ảnh đầu tiên của một hình ảnh chuyển động được truyền và nhận qua thiết bị vô tuyến của Baird, vào khoảng năm 1926 (Hình ảnh của đối tác kinh doanh của Baird, Oliver Hutchinson)

Đến những năm 1920 khi sự khuếch đại truyền hình đi vào thực tiễn, Baird sử dụng đĩa Nipkow trong các hệ thống video mẫu của ông. Ngày 25 tháng 3 năm 1925, nhà phát minh người Scotland John Logie Baird đã cho trình diễn lần đầu tiên của hình ảnh trên truyền hình chiếu bóng di động tại Department Store Selfridge ở Luân Đôn. Vì hình mặt người có độ tương phản không đủ để hiển thị trên hệ thống thô sơ này, Baird truyền đi ảnh của một hình nộm "Stooky Bill" nói chuyện và di chuyển, với khuôn mặt được vẽ có độ tương phản cao hơn.

Ngày 26 tháng 1 năm 1926 Baird đã chứng minh việc truyền tải hình ảnh của một khuôn mặt đang chuyển động qua sóng radio. Đây được coi là trình diễn truyền hình đầu tiên. Các đối tượng là đối tác kinh doanh của Baird, Oliver Hutchinson. Hệ thống Baird sử dụng đĩa Nipkow cho cả hai chức năng quét và hiển thị hình ảnh. Một ánh sáng chiếu xuyên qua một bộ đĩa quay Nipkow với ống kính chiếu một chùm tia sáng quét qua đối tượng. Ống quang điện dùng selen nhận ánh sáng phản xạ từ đối tượng và chuyển đổi nó thành tín hiệu điện tỷ lệ thuận. Tín hiệu này được truyền qua sóng radio AM tới một máy thu, nơi các tín hiệu video được dùng để điều khiển một ánh sáng neon phía sau một đĩa Nipkow thứ hai quay đồng bộ với đĩa thứ nhất. Độ sáng của đèn neon được thay đổi theo tỷ lệ với độ sáng của mỗi điểm trên hình ảnh. Khi mỗi lỗ trong đĩa đi qua, một dòng quét của hình ảnh được tái tạo. Đĩa Baird có 30 lỗ, tạo ra một hình ảnh chỉ với 30 dòng quét, chỉ đủ để nhận ra một khuôn mặt người.

Năm 1927, Baird truyền đi một tín hiệu truyền hình cách 438 dặm (705 km) bằng đường dây điện thoại giữa Luân ĐônGlasgow. Năm 1928, công ty Baird Baird Television Development Company/Cinema Television) phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên xuyên Đại Tây Dương, giữa Luân ĐônNew York, đánh dấu việc truyền tải từ tàu vào đất liền lần đầu tiên. Năm 1929, ông tham gia vào dịch vụ truyền hình cơ khí thử nghiệm đầu tiên tại Đức. Trong tháng 11 cùng năm đó, Baird và Bernard Natan của Pathé thành lập công ty truyền hình đầu tiên của Pháp, Télévision-Baird-Natan. Năm 1931, ông đã thực hiện các chương trình phát sóng từ xa ngoài trời đầu tiên với giải đua ngựa Epsom Derby.[15] Năm 1932, ông đã thực nghiệm truyền hình dùng sóng siêu ngắn. Hệ thống truyền hình cơ học của Baird đạt đến đỉnh cao với 240 dòng phân giải trên chương trình phát sóng truyền hình BBC vào năm 1936 mặc dù các hệ thống cơ học không thể hiện các cảnh được truyền hình trực tiếp. Thay vào đó là một bộ phim 17.5mm được quay, rửa phim thật nhanh chóng và sau đó phim được chiếu ngay khi phim vẫn còn chưa khô.

Một nhà phát minh người Mỹ, Charles Francis Jenkins cũng đi tiên phong trong truyền hình. Ông đã xuất bản một bài viết trong cuốn sách "Motion Pictures by Wireless" vào năm 1913. Nhưng mãi đến năm 1923 thì Jenkins mới truyền hình ảnh chuyển động chiếu bóng với sự có mặt của người làm chứng, và đến ngày 13 tháng 6 năm 1925 ông đã công khai thực hiện truyền tải đồng bộ hình ảnh chiếu bóng. Năm 1925 Jenkins dùng đĩa Nipkow và truyền hình ảnh chuyển động của một cối xay gió đồ chơi với khoảng cách năm dặm từ một đài phát thanh hải quân ở Maryland đến phòng thí nghiệm của ông ở Washington D.C, sử dụng một máy quét đĩa dùng thấu kính với độ phân giải 48 dòng.[16][17] Ông đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ số 1.544.156 (truyền hình ảnh không dây) vào ngày 30 tháng 6 năm 1925 (đệ đơn ngày 13 tháng 3 năm 1922).

Herbert E. IvesFrank Gray của công ty Bell Telephone Laboratories đã có một màn trình diễn truyền hình cơ học ấn tượng vào ngày 7 tháng 4 năm 1927. Các hệ thống truyền hình phản xạ ánh sáng này bao gồm cả màn hình xem lớn và nhỏ. Các máy thu nhỏ có chiều rộng màn hình là 2 inch và chiều cao là 2,5 inch. Các máy thu lớn có một màn hình rộng 24 inch, cao 30 inch. Cả hai bộ lớn nhỏ đều có khả năng tái tạo hợp lý chính xác, hình ảnh chuyển động đơn sắc. Cùng với các hình ảnh, các máy thu cũng nhận được âm thanh đồng bộ. Hệ thống truyền hình ảnh qua hai con đường: đầu tiên, thông qua một liên kết dùng dây đồng từ Washington đến New York City, sau đó thông qua một liên kết vô tuyến từ Whippany, New Jersey. So sánh hai phương pháp truyền dẫn, khán giả ghi nhận không có sự khác biệt. Đối tượng của chương trình truyền hình là Thứ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Herbert Hoover. Một máy quét dùng chùm tia chiếu sáng đối tượng. Các máy quét tạo ra các chùm tia trên một đĩa có khẩu độ 50. Đĩa xoay với tốc độ 18 khung hình mỗi giây, 56 miligiây mỗi khung hình. (Hệ thống ngày nay thường truyền 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây, hoặc 33,3 hoặc 16,7 miligiây cho một khung hình.) Sử gia truyền hình Albert Abramson nhấn mạnh tầm quan trọng màn trình diễn của Bell Labs: "Thực tế đây là màn trình diễn tốt nhất của một hệ thống truyền hình cơ học đã từng được thực hiện đến thời điểm đó. Phải mất một vài năm trước khi bất kỳ hệ thống khác có thể so sánh với nó về chất lượng hình ảnh."[18]

Một video giải thích sự cấu tạo quay quanh các trục năm 1937

Năm 1928, WRGB lúc đó tên là W2XB trở thành đài truyền hình đầu tiên của thế giới. Chương trình được phát đi từ các cơ sở của General ElectricSchenectady, New York, với tên gọi phổ biến "WGY Television".

Trong khi đó ở Liên Xô, Léon Theremin đã phát triển máy thu phát truyền hình mới dùng các trống và gương, bắt đầu với độ phân giải 16 dòng trong năm 1925, sau đó tăng lên 32 và cuối cùng là 64 dòng dùng xen kẽ vào năm 1926. Trong luận án của mình vào ngày 7 tháng 5 năm 1926 ông truyền tín hiệu truyền hình và sau đó đồng thời thể hiện hình ảnh chuyển động trên một màn hình vuông 5 feet gần như đồng thời.[17] Đến năm 1927 ông đã nâng độ phân giải hình ảnh lên 100 dòng, một kỷ lục mãi đến năm 1931 RCA mới vượt qua với 120 dòng.[cần dẫn nguồn]

Ngày 25 tháng 12 năm 1925, Kenjiro Takayanagi trình diễn một hệ thống truyền hình với độ phân giải 40 dòng, sử dụng một máy quét đĩa Nipkowmàn hình CRT tại Trường trung học kỹ thuật Hamamatsu, Nhật Bản. Mẫu thử nghiệm này vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng Takayanagi thuộc Đại học Shizuoka, Hamamatsu Campus. Nghiên cứu của Takayanagi trong việc tạo ra một mô hình để sản xuất đại trà đã bị nước Mỹ tạm dừng sau khi Nhật Bản thất bại tại chiến tranh thế giới thứ hai.[19]

Bởi vì chỉ có một số lượng hạn chế lỗ trong các ổ đĩa, và việc tăng đường kính đĩa là không thực tế, nên độ phân giải hình ảnh về chương trình phát sóng truyền hình cơ học là tương đối thấp, dao động từ khoảng 30 dòng tới 120 dòng hoặc hơn. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của truyền hình với 30 dòng dần dần được cải thiện với những tiến bộ kỹ thuật, và vào năm 1933 các chương trình phát sóng của Anh sử dụng hệ thống Baird có chất lượng khá sắc nét.[20] Một vài hệ thống khác với độ phân giải cỡ 200 dòng cũng đã đi vào hoạt động. Hai trong số này là các hệ thống 180 dòng Compagnie des Compteurs (CDC) được phát sóng tại Paris vào năm 1935, và hệ thống 180 dòng Peck Television Corp bắt đầu vào năm 1935 tại trạm VE9AK ở Montreal.[21][22]

Sự tiến bộ của tất cả các thiết bị truyền hình điện tử (bao gồm cả hệ thống tách hình ảnh cho thiết bị phát và ống cathode quang cho thiết bị thu) đã đánh dấu sự kết thúc cho các hệ thống cơ học sau một thời gian dài thống trị truyền hình. Các TV cơ học thường chỉ tạo ra hình ảnh nhỏ, nhưng chúng là dạng truyền hình chính cho đến những năm 1930. Các chương trình phát sóng truyền hình cơ học cuối cùng đã kết thúc vào năm 1939 với các kênh truyền hình của một số ít các trường đại học công lập ở Hoa Kỳ.

Truyền hình điện tử

Năm 1897, J. J. Thomson, một nhà vật lý học người Anh với ba thí nghiệm nổi tiếng của ông, đã có thể làm chệch hướng các tia âm cực, một chức năng cơ bản của màn hình CRT hiện đại. Các phiên bản sớm nhất của màn hình CRT được nhà khoa học Đức Ferdinand Braun phát minh vào năm 1897 và cũng được biết đến như là ống Braun.[23][24] Đó là một diode âm cực lạnh, một sửa đổi của ống Crookes với một màn hình tráng phốt-pho. Năm 1907, nhà khoa học Nga Boris Rosing sử dụng một màn hình CRT trong máy thu tín hiệu video thử nghiệm để tạo thành một bức tranh. Ông đã hiển thị thành công những hình đơn giản lên màn hình, đánh dấu lần đầu tiên công nghệ CRT đã được dùng trong truyền hình.[25]

Năm 1908 Alan Archibald Campbell-Swinton, thành viên của Hội Hoàng gia Anh, đã công bố một bức thư trong tạp chí khoa học Nature, trong đó ông mô tả "tầm nhìn xa điện tử" có thể đạt được bằng cách sử dụng một ống âm cực quang (hoặc ống "Braun", theo tên của người phát minh, Karl Braun) làm thiết bị truyền và nhận tín hiệu.[26][27] Ông đã mở rộng ý tưởng này trong một bài phát biểu được đưa ra ở Luân Đôn vào năm 1911 và một bài báo trong tạp chí The Times[28] và tạp chí của Hiệp hội Röntgen.[29][30] Trong một bức thư gửi cho tạp chí Nature công bố tháng 10 năm 1926, Campbell-Swinton cũng công bố kết quả của một số thí nghiệm "không phải là thí nghiệm thành công lắm" đã tiến hành với GM Minchin và JCM Stanton. Họ đã cố gắng để tạo ra một tín hiệu điện bằng cách chiếu một hình ảnh lên một tấm kim loại đã phủ selen đồng thời được một chùm tia âm cực quét qua.[31][32] Những thực nghiệm này đã được thực hiện trước tháng 3 năm 1914, khi Minchin chết,[33] nhưng sau đó đã được hai nhóm khác thực hiện lại vào năm 1937, nhóm thứ nhất gồm H. Miller và JW Strange của công ty EMI,[34] và nhóm thứ hai gồm H. Iams và A. Rose của công ty RCA.[35] Cả hai nhoms đã thành công trong việc truyền hình ảnh tuy "rất mờ nhạt" với tấm kim loại bọc selen của Campbell-Swinton. Mặc dù những người khác đã thử nghiệm sử dụng ống tia âm cực như một thiết bị nhận, ý tưởng sử dụng chúng như một máy phát là một ý tưởng hoàn toàn mới vào lúc đó.[36] Ống âm cực quang đầu tiên sử dụng một tia âm cực nóng được John B. Johnson (người đã ra khái niệm tiếng ồn Johnson) và Harry Weiner Weinhart của Western Electric phát triển. Ống này đã trở thành một sản phẩm thương mại vào năm 1922.[cần dẫn nguồn]

Năm 1926, kỹ sư người Hungary Kálmán Tihanyi thiết kế một hệ thống truyền hình sử dụng đầy đủ các yếu tố điện tử với các ống cathode thu và phát, và sử dụng các nguyên tắc của "lưu trữ năng lượng" trong các ống dùng để phát hoặc thu.[37][38][39][40] Các vấn đề về độ nhạy sáng thấp dẫn đến cường độ điện đầu ra thấp từ thiết bị phát sẽ được giải quyết với sự ra đời của công nghệ lưu trữ năng lượng này củai Kálmán Tihanyi bắt đầu từ năm 1924.[41] Giải pháp của ông là một ống camera có tích lũy và lưu trữ điện tích ("quang điện tử") trong các ống trong suốt mỗi chu kỳ quét. Thiết bị này được mô tả lần đầu tiên trong một ứng dụng sáng chế Tihanyi nộp tại Hungary tháng 3 năm 1926 cho một hệ thống truyền hình được ông đặt tên là "Radioskop".[42] Sau nhiều cải tiến bao gồm một ứng dụng bằng sáng chế năm 1928,[41] bằng sáng chế của Tihanyi đã được tuyên bố vô hiệu tại Vương quốc Anh vào năm 1930,[43] và do đó, ông chuyển qua đăng ký cho các bằng sáng chế của mình tại Hoa Kỳ. Mặc dù sáng chế mang tính đột phá của ông đã được đưa vào thiết kế của "iconoscope" của RCA vào năm 1931, bằng sáng chế tại Mỹ cho ống phát tín hiệu của Tihanyi chỉ được cấp vào tháng 5 năm 1939. Các bằng sáng chế cho ống nhận tín hiệu của ông đã được cấp tháng 10 năm trước đó. Cả hai bằng sáng chế của Tihanyi đã được RCA mua trước khi chúng được phê duyệt.[38][39] Lưu trữ năng lượng vẫn là một nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế các thiết bị hình ảnh truyền hình cho đến ngày nay.[42]

Ngày 25 tháng 12 năm 1926, Kenjiro Takayanagi trình diễn một hệ thống truyền hình với độ phân giải 40 dòng sử dụng một màn hình CRT tại Trường trung học công nghiệp Hamamatsu tại Nhật Bản. Đây là máy thu truyền hình hoàn toàn điện tử đầu tiên. Takayanagi không đăng ký bằng sáng chế cho hệ thống này.[44]

Ngày 7 tháng 9 năm 1927, ống camera tách hình ảnh của Farnsworth truyền hình ảnh đầu tiên, một đường thẳng đơn giản, tại phòng thí nghiệm của Fansworth tại 202 Green Street, San Francisco.[45][46] Vào ngày 3 tháng 9 năm 1928, Farnsworth đã phát triển hệ thống đầy đủ để tổ chức một buổi trình diễn trước báo chí.[46] Năm 1929, hệ thống đã được cải thiện hơn nữa bằng cách loại bỏ một máy phát điện động cơ, do đó hệ thống truyền hình này đã không có bộ phận cơ học nào nữa.[47] Năm đó, Farnsworth truyền hình ảnh trực tiếp đầu tiên của con người với hệ thống của mình, ảnh kích cỡ 3 1/2 inch cô vợ Elma của ông ("Pem") với đôi mắt nhắm (có thể do bị chiếu đèn quá sáng).[48]

Vladimir Zworykin trình diễn truyền hình điện tử (1929)

Trong khi đó, Vladimir Zworykin cũng đang thử nghiệm với ống tia âm cực để tạo ra và hiển thị hình ảnh. Trong khi làm việc cho Westinghouse Electric vào năm 1923, ông bắt đầu phát triển một ống camera điện tử. Nhưng trong lần trình diễn năm 1925, hình ảnh đã bị mờ, hình tĩnh, có độ tương phản thấp và xấu.[49] Ống hình ảnh Zworykin không phát triển được gì ngoài mục đích thí nghiệm. Nhưng RCA, công ty mua lại bằng sáng chế Westinghouse, khẳng định rằng bằng sáng chế về công nghệ tách hình ảnh của Farnsworth năm 1927 đã được định nghĩa rộng đến mức nó loại trừ bất kỳ thiết bị hình ảnh điện tử khác. Do vậy RCA, trên cơ sở ứng dụng bằng sáng chế của Zworykin của năm 1923, đã đệ đơn kiện bằng sáng chế chống lại Farnsworth với lý do vi phạm bản quyền. Văn phòng Bằng sáng chế tại Mỹ đã không đồng ý với RCA trong một quyết định năm 1935, lý do sáng chế của Farnsworth sớm hơn của Zworykin. Farnsworth tuyên bố rằng hệ thống Zworykin của năm 1923 sẽ không thể tạo ra một hình ảnh điện tử đủ để thách thức bằng sáng chế của mình. Zworykin nhận bằng sáng chế vào năm 1928 cho một phiên bản ứng dụng bằng sáng chế của mình năm 1923, nhưng với việc truyền hình ảnh màu.[50] Ông cũng chia ứng dụng ban đầu của mình thành các đơn bản quyền khác nhau trong năm 1931.[51] Zworykin đã không thể hoặc không sẵn sàng để giới thiệu bằng chứng của mô hình làm việc được dựa trên sáng chế của chính ông vào năm 1923. Trong tháng 9 năm 1939, sau khi thua kiện tòa án và quyết tâm tiếp tục thương mại hóa thiết bị truyền hình, RCA đã đồng ý trả Farnsworth 1 triệu USD trong khoảng thời gian mười năm, ngoài việc thanh toán tiền giấy phép, để được sử dụng bằng sáng chế của Farnsworth.[52][53]

Năm 1933 RCA giới thiệu một ống camera cải tiến, dựa trên nguyên tắc lưu trữ năng lượng của Tihanyi.[54] Được Zworykin đặt tên là Iconoscope, ống mới có độ nhạy sáng khoảng 75.000 lux, do đó được khẳng định là nhạy hơn thiết bị tách hình ảnh của Farnsworth.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, Farnsworth đã khắc phục vấn đề năng lượng với máy tách hình ảnh của mình thông qua việc phát minh ra "multipactor" một cách hoàn toàn độc đáo, thiết bị mà ông bắt đầu nghiên cứu vào năm 1930, và trình diễn vào năm 1931.[55][56] Ống nhỏ này có thể khuếch đại tín hiệu theo báo cáo tới 60 lần hoặc tốt hơn[57] và cho thấy triển vọng rất lớn trong tất cả các lĩnh vực điện tử. Không may multipactor có vấn đề: nó phát tín hiệu với tốc độ không đạt yêu cầu.[58]

Tại Berlin Radio Show vào tháng 8 năm 1931, Manfred von Ardenne trình diễn trước công chúng về một hệ thống truyền hình sử dụng một màn hình CRT cho cả truyền và nhận. Tuy nhiên, Ardenne đã chưa phát triển một ống quét mà chỉ sử dụng màn hình CRT như một máy quét bay tại chỗ để quét slide và phim.[59] Philo Farnsworth đã trình diễn lần đầu tiên trên thế giới một hệ thống truyền hình toàn điện tử, sử dụng một máy ảnh trực tiếp, tại Viện Franklin ở Philadelphia vào ngày 25 tháng 8 năm 1934, và trong mười ngày sau đó.[60][61]

Nhà phát minh người México Guillermo González Camarena cũng đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai truyền hình. Thí nghiệm của ông với TV (lúc đầu gọi là telectroescopía) bắt đầu vào năm 1931 và đã dẫn đến một bằng sáng chế cho "hệ thống tuần tự 3 màu" (truyền hình màu) trong năm 1940.[62]

Tại Anh đội ngũ kỹ thuật EMI do Isaac Shoenberg đăng ký vào năm 1932 một bằng sáng chế cho một thiết bị mới mà họ gọi là "Emitron",[63][64] nó trở thành các trung tâm của các máy quay được thiết kế cho BBC. Ngày 2 tháng 11 năm 1936, một dịch vụ phát thanh truyền hình 405 dòng sử dụng các Emitron khởi động tại trường quay ở Alexandra Palace. Tín hiệu được truyền từ một cột đặc biệt xây dựng trên đỉnh một tháp tòa nhà Victorian. Nó được dùng xen kẽ trong một thời gian ngắn cùng với hệ thống cơ học Baird trong các studio, nhưng hệ thống mới tỏ ra đáng tin cậy hơn và rõ ràng vượt trội. Đây là dịch vụ truyền hình độ nét cao thường xuyên đầu tiên của thế giới.[65]

Các iconoscope của Mỹ khá ồn, nhiều nhiễu tín hiệu, đáng thất vọng khi so sánh với độ nét cao của hệ thống quét cơ học sẵn có.[66][67] Các nhóm của EMI dưới sự giám sát của Isaac Shoenberg phân tích cách iconoscope (hoặc Emitron) tạo ra một tín hiệu điện tử và kết luận rằng hiệu quả thực sự của nó tối đa chỉ đạt 5% của lý thuyết.[68][69] Họ giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển và cấp bằng sáng chế vào năm 1934 cho hai ống máy ảnh mới được mệnh danh super (siêu) Emitron và CPS Emitron.[70][71][72] Các siêu Emitron nhạy cảm hơn 10 tới 15 lần so với Emitron và ống iconoscope ban đầu, và trong một số trường hợp, tỷ lệ này là cao hơn đáng kể.[68] Chúng được sử dụng cho một phóng sự phát thanh truyền hình ngoài trời của BBC lần đầu tiên, vào Ngày đình chiến năm 1937, khi công chúng có thể xem truyền hình quay cảnh nhà vua đặt một vòng hoa tại đài kỷ niệm.[73] Đây là lần đầu tiên con người có thể phát sóng một khung cảnh đường phố trực tiếp từ máy quay được cài đặt trên nóc tòa nhà lân cận, bởi vì Farnsworth cũng như RCA đều chưa thể làm như vậy cho đến khi Hội chợ New York toàn cầu được tổ chức năm 1939.

Quảng cáo cho thử nghiệm truyền hình của RCA tại New York City năm 1939

Mặt khác, trong năm 1934, Zworykin chia sẻ một số bản quyền sáng chế với công ty Đức được cấp phép Telefunken.[74] "Iconoscope hình ảnh" ("Superikonoskop" ở Đức) đã được sản xuất như kết quả của sự hợp tác này. Ống này là cơ bản giống với các siêu Emitron.[cần dẫn nguồn] Việc sản xuất và thương mại hóa các siêu Emitron và iconoscope hình ảnh ở châu Âu không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến bằng sáng chế giữa Zworykin và Farnsworth, vì Dieckmann và Hell được ưu tiên ở Đức cho việc phát minh ra máy tách hình ảnh, sau khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho Lichtelektrische của Bildzerlegerröhre für Fernseher (quang điện hình ảnh Dissector Tube cho Television) ở Đức vào năm 1925,[75] hai năm trước khi Farnsworth đã làm tương tự ở Hoa Kỳ.[76] Những iconoscope hình ảnh (Superikonoskop) đã trở thành tiêu chuẩn công nghiệp cho truyền hình công cộng ở châu Âu từ năm 1936 cho đến năm 1960, khi nó được các ống Vidicon và plumbicon thay thế. Thiết bị này là đại diện của ống điện tử truyền thống châu Âu cạnh tranh với truyền thống Mỹ đại diện bởi các orthicon hình ảnh.[77][78] Các công ty của Đức Heimann sản xuất Superikonoskop cho Olympic Berlin năm 1936,[79][80] sau đó Heimann cũng sản xuất và thương mại hóa nó vào năm 1940-1955,[81] cuối cùng công ty Hà Lan Philips sản xuất và thương mại hóa các iconoscope hình ảnh và multicon từ năm 1952 tới năm 1958.[78][82]

Truyền hình tại Mỹ vào lúc đó bao gồm các thị trường khác nhau với các quy mô khác nhau, cạnh tranh bằng nội dung chương trình và sự thống trị của các công nghệ khác nhau, cho đến khi thỏa thuận được thực hiện và các tiêu chuẩn được chuẩn hóa trong năm 1941.[83] RCA chỉ sử dụng iconoscopes trong khu vực New York, nhưng dùng thiết bị tách hình ảnh của Farnsworth tại PhiladelphiaSan Francisco.[84] Vào tháng 9 năm 1939, RCA đã đồng ý trả tiền bản quyền cho Farnsworth Television and Radio Corporation trong mười năm tiếp theo để được sử dụng các bằng sáng chế của Farnsworth.[85] Với hiệp định lịch sử này, RCA đã tích hợp phần lớn ưu việt của công nghệ Farnsworth vào hệ thống của họ.[84]

Năm 1941, Hoa Kỳ thực hiện phát truyền hình với 525 dòng.[86][87]

Tiêu chuẩn truyền hình 625 dòng đầu tiên trên thế giới được thiết kế ở Liên Xô vào năm 1944, và đã trở thành một tiêu chuẩn quốc gia vào năm 1946.[88] Việc phát sóng đầu tiên trong tiêu chuẩn 625 dòng được thực hiện năm 1948 tại Matxcơva.[89] Khái niệm 625 dòng cho mỗi khung hình sau đó đã được quy chuẩn trong các tiêu chuẩn CCIR của châu Âu.[90]

Năm 1936, Kálmán Tihanyi mô tả các nguyên tắc của màn hình plasma, hệ thống hiển thị màn hình phẳng đầu tiên.[91][92]

Truyền hình màu

Tập tin:Peacock NBC presentation in RCA color.JPGHình ảnh mẫu kênh của NBC,quảng bá truyền hình "màu RCA".

Ý tưởng cơ bản của việc sử dụng ba hình ảnh đơn sắc để tạo ra một hình ảnh màu sắc đã được thử nghiệm gần như ngay khi TV đen-trắng lần đầu tiên được tạo ra. Trong số các đề xuất được công bố sớm nhất cho truyền hình là đề xuất của Maurice Le Blanc vào năm 1880 cho một hệ thống màu sắc, bao gồm cả những lần đề cập đầu tiên trong các tài liệu truyền hình về số dòng quét khung hình, mặc dù ông không đưa ra chi tiết thực tế.[93] Nhà phát minh Ba Lan Jan Szczepanik được cấp bằng sáng chế cho một hệ thống truyền hình màu trong năm 1897, bằng cách sử dụng một tế bào quang điện selen ở máy phát và một nam châm điện điều khiển một tấm gương dao động và một lăng kính di chuyển tại máy thu. Nhưng hệ thống của ông không chứa phương tiện phân tích quang phổ của màu sắc ở máy thu, và do vậy không thể làm việc như cách ông mô tả[94]. Nhà phát minh Hovannes Adamian, cũng thử nghiệm với truyền hình màu vào đầu năm 1907. Ông đã thử nghiệm truyền hình màu đầu tiên[95], và đã được cấp bằng sáng chế tại Đức ngày 31 tháng 3 năm 1908, bằng sáng chế № 197.183, sau đó ở Anh, vào ngày 1 tháng 4 năm 1908, bằng sáng chế № 7219, ở Pháp (bằng sáng chế № 390.326) và ở Nga vào năm 1910 (bằng sáng chế № 17.912).[96]

Nhà phát minh người Scotland John Logie Baird đã trình bày hệ thống truyền hình màu đầu tiên trên thế giới vào ngày 3 tháng 7 năm 1928, sử dụng đĩa quét ở máy phát và nhận được hình ảnh với ba vòng xoắn của khẩu độ, mỗi xoắn ốc với các bộ lọc cho một màu cơ bản khác nhau; và ba nguồn ánh sáng tại máy thu, với một bộ chuyển mạch để thay đổi màu minh họa[97]. Baird cũng đã phát sóng truyền hình màu đầu tiên ngày 4 tháng 2 năm 1938: ông gửi một hình ảnh 120 dòng quét từ Crystal Palace Studio Baird tới một màn chiếu tại nhà hát Dominion ở Luân Đôn.[98]

Tivi màu quét cơ học cũng đã được Bell Laboratories trình diễn vào tháng 6/1929 sử dụng ba hệ thốngtế bào quang điện hoàn chỉnh, bộ khuếch đại, ống glow, và các bộ lọc màu sắc, với một loạt các gương để chồng lên những hình ảnh màu đỏ, xanh lá cây, và màu xanh vào một hình ảnh đầy đủ màu sắc.

John Logie Baird một lần nữa đi tiên phong với hệ thống hybrid đầu tiên. Năm 1940, ông công khai thể hiện một hình màu kết hợp một màn hình màu đen và trắng truyền thống với một đĩa màu luân phiên. Thiết bị này tạo ra màu có độ nét khá sâu, nhưng sau đó đã được cải thiện hơn nữa với một tấm gương gập đường dẫn ánh sáng thành một thiết bị hoàn toàn thực tế giống như một màn hình điều khiển lớn thông thường.[99] Tuy nhiên, Baird đã không hài lòng với thiết kế này, và ngay từ năm 1944 ông báo cáo cho một ủy ban của chính phủ Anh rằng sẽ có một thiết bị hoàn toàn điện tử tốt hơn nữa.

Năm 1939, kỹ sư người Hungary Peter Carl Goldmark giới thiệu một hệ thống cơ điện tại CBS, trong đó có một bộ cảm biến Iconoscope. Hệ thống màu CBS tuần tự là một phần cơ học, với một đĩa gồm các bộ lọc màu đỏ, xanh dương và xanh da trời quay tròn bên trong máy quay truyền hình với tốc độ 1.200 vòng/phút, và một đĩa quay tương tự ở phía trước đồng bộ với ống tia âm cực bên trong máy thu.[100] Hệ thống này lần đầu tiên trình diễn trước Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) vào ngày 29 tháng 8 năm 1940, và được phổ cập trên báo chí vào ngày 4 tháng 9.[101][102][103][104]

CBS đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng truyền hình màu ngay từ 28 tháng 8 năm 1940, và thử nghiệm truyền hình màu trực tiếp vào tháng 12.[105] NBC (thuộc sở hữu của RCA) thực hiện kiểm tra truyền hình màu đầu tiên vào 20 tháng 2 năm 1941. CBS đã bắt đầu thực nghiệm truyền hình màu hàng ngày từ 1 tháng 6 năm 1941[106], mặc dù các hệ thống màu không tương thích với các máy thu hình đen trắng lúc đó. Vì không có máy thu hình màu bán cho công chúng tại thời điểm trên, nên các thực nghiệm truyền hình màu chỉ dành cho cho các kỹ sư RCA và CBS và mời báo chí quan sát. Production War Board tạm dừng việc sản xuất các thiết bị phát thanh truyền hình và cho mục đích dân sự từ ngày 22 tháng 4 năm 1942 đến 20 tháng 8 năm 1945, hạn chế bất kỳ hoạt động sản xuất tivi màu cho công chúng nói chung.[107][108]

Ngay từ năm 1940, Baird đã bắt đầu làm việc trên một hệ thống hoàn toàn điện tử mà ông gọi là "Telechrome". Telechrome ban đầu sử dụng hai súng electron nhằm vào hai bên của một tấm phốt-pho. Các tấm phốt-pho được phân bố sao cho các electron từ các khẩu súng chỉ bắn vào một bên của khuôn mẫu. Bằng cách sử dụng phốt-pho màu lục, lam và đỏ, có thể thu được một hình ảnh màu tuy còn hạn chế. Ông cũng đã trình diễn một hệ thống sử dụng các tín hiệu đơn sắc để tạo ra một hình ảnh 3D (gọi là "lập thể" vào thời điểm đó). Một buổi trình diễn vào 16 tháng 8 năm 1944 là ví dụ đầu tiên của một hệ thống truyền hình màu thực tế. Nghiên cứu Telechrome được tiếp tục và kế hoạch giới thiệu một phiên bản dùng ba-súng cho một hình ảnh đầy đủ màu sắc đã được thực hiện. Tuy nhiên, cái chết không đúng lúc của Baird vào năm 1946 đã kết thúc phát triển của hệ thống Telechrome này.[109][110]

Khái niệm tương tự đã được phổ biến thông qua các thập niên 1940 và thập niên 50, sự khác biệt chủ yếu trong cách tái kết hợp các màu sắc được tạo ra bởi ba khẩu súng. Các ống Geer tương tự như khái niệm của Baird, nhưng sử dụng kim tự tháp nhỏ với các chất lân quang đọng lại trên mặt bên ngoài của tháp, thay vì khuôn mẫu 3D như của Baird thì Geer dựa trên một bề mặt phẳng. Các Penetron sử dụng ba lớp phốt-pho trên mỗi đỉnh và tăng sức mạnh của các chùm tia để chạm tới các tầng trên khi vẽ những màu sắc. Các Chromatron sử dụng một tập hợp các dây tập trung để chọn các phốt-pho màu được sắp xếp trong các đường sọc dọc trên ống.

Một trong những thách thức kỹ thuật lớn nhất của việc phát sóng truyền hình màu là mong muốn tiết kiệm băng thông: truyền hình màu cần băng thông gấp ba lần so với tiêu chuẩn đen trắng hiện có, và không sử dụng một lượng quá mức băng tần vô tuyến. Tại Hoa Kỳ, sau khi nghiên cứu, Ủy ban Hệ thống truyền hình quốc gia[111] đã thông qua hệ thống màu sắc tương thích tất cả các thiết bị điện tử, do RCA phát triển, trong đó mã hóa các thông tin màu sắc riêng biệt khỏi các thông tin về độ sáng và làm giảm độ phân giải của các thông tin màu để tiết kiệm băng thông. Những hình ảnh độ sáng vẫn tương thích với các máy thu hình đen trắng với độ phân giải giảm nhẹ hiện có, trong khi TV màu có thể giải mã các thông tin thêm trong các tín hiệu và tạo ra một màn hình màu với độ phân giải giới hạn. Màn hình độ phân giải cao nhưng chỉ có màu đen-trắng và một hình ảnh độ phân giải thấp nhưng có màu sắc kết hợp trong não để tạo ra một độ hình ảnh phân giải cao dường như có màu sắc. Tiêu chuẩn NTSC đại diện cho một thành tựu kỹ thuật lớn.

Mặc dù tất cả các màu sắc điện tử đã được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1953[112], do giá cao và sự khan hiếm của các thiết bị lập trình màu sắc nên thị trường khó chấp nhận nó. Việc phát sóng truyền hình màu đầu tiên tại Mỹ (1954 Tournament of Roses Parade) diễn ra vào ngày 1 tháng 1 năm 1954, nhưng trong thời gian mười năm sau hầu hết chương trình phát sóng quốc gia và gần như tất cả các chương trình địa phương, vẫn dùng trắng đen. Cho đến giữa những năm 1960, TV màu bắt đầu bán được với số lượng lớn, một phần do sự chuyển đổi màu sắc trong năm 1965, với thông báo rằng hơn một nửa của các chương trình giờ vàng sẽ được truyền hình màu trong mùa thu năm đó. Toàn bộ giờ vàng được truyền hình màu chỉ một năm sau đó.

TV màu đầu tiên hoặc dùng chân đứng hoặc các phiên bản để trên bàn khá cồng kềnh và nặng nề, vì vậy trong thực tế chúng vẫn để tại một nơi cố định. Việc giới thiệu TV Porta-Color GE tương đối nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ vào mùa xuân năm 1966 đã làm cho việc xem truyền hình màu trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn. Năm 1972, tại Mỹ doanh thu của TV màu cuối cùng đã vượt qua doanh thu TV đen trắng. Cũng trong năm 1972, chương trình đen trắng cuối cùng phát ban ngày đã được chuyển sang phát màu, dẫn đến kết quả là toàn bộ chương trình tại nướ Mỹ đều phát màu.

Truyền hình màu ở châu Âu đã không được chuẩn hóa định dạng PAL cho đến những năm 1960, và chương trình phát sóng màu chỉ xuất hiện từ năm 1967. Đến thời điểm đó, nhiều vấn đề kỹ thuật trong các TV màu đời đầu đã được giải quyết, và sự phát triển của TV màu ở châu Âu là khá nhanh chóng.

Vào giữa những năm 1970, các trạm phát sóng đen trắng chỉ còn một vài trạm dùng tần số UHF cao tại các thị trường nhỏ, và một số ít các đài chuyển tiếp phát lại với công suất thấp trong các thị trường nhỏ hơn như các điểm nghỉ mát. Vào năm 1979, những trạm phát cuối cùng trên cũng đã chuyển sang truyền hình màu và tới những năm đầu thập niên 1980 truyền hình đen trắng chuyển qua thị trường dùng TV năng lượng thấp, TV xách tay nhỏ, hoặc sử dụng như màn hình video trong các thiết bị tiêu dùng với chi phí thấp hơn. Đến cuối năm 1980, ngay cả các thị trường này cũng đã chuyển sang sử dụng TV màu.

Truyền hình kỹ thuật số

Truyền hình kỹ thuật số (DTV) là việc truyền tải âm thanh và video bằng cách xử lý tín hiệu kỹ thuật số và ghép kênh, ngược lại hoàn toàn với các tín hiệu kênh analog được sử dụng bởi truyền hình analog. TV kỹ thuật số có thể hỗ trợ nhiều hơn một chương trình trong các băng thông cùng kênh[113]. Đây là một dịch vụ mới đại diện cho sự phát triển quan trọng đầu tiên trong công nghệ truyền hình kể từ khi truyền hình màu trong những năm 1950[114].

TV kỹ thuật số gắn chặt với sự ra đời của máy tính hiệu suất cao rẻ tiền. Mãi cho đến những năm 1990 TV kỹ thuật số mới trở thành đại trà.[115]

Vào giữa những năm 1980, khi các công ty điện tử tiêu dùng Nhật Bản đi đầu với sự phát triển của công nghệ HDTV, các định dạng analog MUSE do NHK, một công ty Nhật Bản, đề xuất được xem như là một người dẫn đầu thị trường đe dọa làm lu mờ các công ty điện tử Mỹ. Cho đến tháng 6 năm 1990, tiêu chuẩn MUSE của Nhật Bản, dựa trên một hệ thống tương tự, là chuẩn đi đầu trong số hơn 23 chuẩn kỹ thuật khác nhau được xem xét lúc đó. Sau đó, một công ty Mỹ, General Instrument, chứng minh tính khả thi của một tín hiệu truyền hình kỹ thuật số. Bước đột phá này là có tầm quan trọng đến nỗi đã thuyết phục FCC trì hoãn quyết định của mình về một tiêu chuẩn ATV, chờ đến khi một tiêu chuẩn dựa trên kỹ thuật số có thể được phát triển.

Vào tháng 3 năm 1990, khi một tiêu chuẩn kỹ thuật số có tính khả thi đã trở nên rõ ràng, FCC mới thực hiện một số quyết định quan trọng. Đầu tiên, các Ủy ban tuyên bố rằng các tiêu chuẩn ATV mới không những phải là một tín hiệu analog tăng cường mà còn có thể cung cấp một tín hiệu HDTV chính hãng với độ phân giải ít nhất phải gấp đôi độ phân giải của hình ảnh truyền hình hiện có. Sau đó, để đảm bảo rằng những người xem khác không muốn mua một bộ truyền hình kỹ thuật số mới có thể tiếp tục nhận được chương trình phát sóng truyền hình thông thường, FCC quyết định các tiêu chuẩn ATV mới phải có khả năng truyền song song trên các kênh khác nhau. Các tiêu chuẩn ATV mới cũng cho phép các tín hiệu DTV mới được dựa trên các nguyên tắc thiết kế hoàn toàn mới. Mặc dù không tương thích với các tiêu chuẩn NTSC hiện có, các tiêu chuẩn DTV mới sẽ có thể kết hợp nhiều cải tiến.

Các tiêu chuẩn cuối cùng được thông qua bởi FCC đã không yêu cầu một tiêu chuẩn duy nhất cho các định dạng quét, hệ số co, hay số dòng của độ phân giải. Kết quả này là kết quả của một cuộc tranh chấp giữa các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng (với sự tham gia của một số đài truyền hình) và các ngành công nghiệp máy tính (với sự tham gia của các ngành công nghiệp điện ảnh và một số nhóm lợi ích công cộng) tranh cãi xem quá trình quét là xen kẽ hay tuần tự sẽ là phù hợp nhất cho thiết bị hiển thị HDTV kỹ thuật số tương thích mới.[116] Phương pháp quét xen kẽ, vốn đã được thiết kế đặc biệt cho công nghệ màn hình CRT analog cũ, quét dòng chẵn đầu tiên, sau đó những dòng lẻ. Tuy nhiên quét xen kẽ không làm việc một cách hiệu quả trên các thiết bị màn hình hiển thị mới như màn hình tinh thể lỏng (LCD), vốn phù hợp hơn với một tỷ lệ làm mới màn hình thường xuyên hơn theo kiểu tuần tự.[116] Phương pháp quét tuần tự, là định dạng mà các ngành công nghiệp máy tính đã lâu được áp dụng để màn hình hiển thị máy tính, quét tất cả các dòng theo thứ tự, từ trên xuống dưới. Quét tuần tự có hiệu lực tăng gấp đôi số lượng dữ liệu được tạo ra cho mỗi màn hình hiển thị so với quét xen kẽ bằng cách hiển thị màn hình 60 lần một giây, thay vì hai đường quét trong 1/30 giây. Các ngành công nghiệp máy tính cho rằng quét tuần tự là tốt hơn hẳn bởi vì nó không tạo ra sự "nhấp nháy" trên các tiêu chuẩn mới của thiết bị hiển thị như là cách quét xen kẽ. Nó cũng cho rằng quét tuần tự cho phép kết nối dễ dàng hơn với Internet, và việc chuyển đổi sang định dạng này có giá rẻ hơn khi so với chuyển đổi sang định dạng quét xen kẽ. Ngành công nghiệp phim cũng được hỗ trợ chức năng quét tuần tự bởi vì nó các chương trình chuyển đổi quay sang các định dạng kỹ thuật số dễ dàng hơn. Về phần mình, các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và các đài truyền hình cho rằng quét xen kẽ là công nghệ duy nhất có thể truyền tải những hình ảnh chất lượng cao nhất sau đó (và hiện tại) có tính khả thi, lên tới 1.080 dòng trên mỗi hình ảnh và 1.920 điểm ảnh trên mỗi dòng. Các đài truyền hình cũng ưa chuộng quét xen kẽ bởi họ lưu trữ một số lượng lớn các chương trình có định dạng xen kẽ vốn không dễ dàng tương thích với định dạng tuần tự.

Chuyển tiếp truyền hình kỹ thuật số bắt đầu trong những cuối thập kỷ 2000. Tất cả các chính phủ trên thế giới thiết lập thời hạn ngừng phát analog trong những năm 2010s. Ban đầu, tỷ lệ chấp nhận thấp. Nhưng ngay sau đó, ngày càng có nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi sang TV kỹ thuật số. Việc chuyển đổi dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trên toàn thế giới vào giữa đến cuối những năm 2010s.

Truyền hình thông minh

Sự ra đời của truyền hình kỹ thuật số tạo điều kiện cho TV thông minh ra đời. Một TV thông minh, đôi khi được gọi là TV kết nối hoặc hybrid TV, là một bộ truyền hình hay set-top box có tích hợp Internet và tính năng Web 2.0, là một ví dụ của sự hội tụ công nghệ giữa các máy tính, TV và hộp set-top. Bên cạnh các chức năng truyền thống của bộ truyền hình và hộp set-top được cung cấp thông qua các phương tiện truyền thông phát thanh truyền hình truyền thống, các thiết bị này cũng có thể cung cấp truyền hình Internet, truyền thông tương tác đa phương tiện trực tuyến, nội dung over-the-top, cũng như truyền thông đa phương tiện theo yêu cầu, và truy cập Internet tại nhà. Những TV này được cài đặt sẵn một hệ điều hành.[117][118][119][120]

TV thông minh có khác biệt với các Internet TV, IPTV hoặc với TV Web. Internet TV chỉ việc tiếp nhận nội dung truyền hình qua internet thay vì bằng các hệ thống truyền thống - trên mặt đất, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh (mặc dù Internet cũng thông qua các đường truyền này). Truyền hình giao thức Internet (IPTV) là một trong các tiêu chuẩn công nghệ truyền hình Internet đang nổi lên được các đài truyền hình sử dụng. Truyền hình Web (WebTV) là một thuật ngữ được sử dụng cho các chương trình được một loạt các công ty, cá nhân sản xuất để phát sóng trên truyền hình Internet.

Một bằng sáng chế đầu tiên đã được đăng ký vào năm 1994[121] (và mở rộng vào năm sau) [122] cho một hệ thống truyền hình "thông minh", liên kết với các hệ thống xử lý dữ liệu, thông qua phương tiện của một mạng lưới kỹ thuật số hoặc analog. Ngoài việc được kết nối với mạng dữ liệu, một lợi điểm quan trọng là khả năng tự động tải về phần mềm cần thiết hay dùng, theo nhu cầu của người dùng, và xử lý các nhu cầu của họ.

Các nhà sản xuất TV lớn đã công bố chỉ sản xuất TV thông minh, cho các TV trung cấp và cao cấp trong năm 2015.[7][8][9] TV thông minh được kỳ vọng sẽ trở thành hình thức thống trị của truyền hình của cuối những năm 2010s.

Truyền hình 3D

Truyền hình nổi 3D được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 8 năm 1928, do John Logie Baird thực hiện trong nhà xưởng của công ty mình tại 133 Long Acre, Luân Đôn.[123] Baird đi tiên phong trong một loạt các hệ thống truyền hình 3D bằng cách sử dụng các kỹ thuật ống cơ điện và ống catốt. TV 3D đầu tiên được sản xuất vào năm 1935. Sự ra đời của truyền hình kỹ thuật số trong những năm 2000 cải thiện rất nhiều đối với TV 3D.

Mặc dù TV 3D khá phổ biến để xem phương tiện truyền thông 3D tại nhà như trên đĩa Blu-ray, các chương trình truyền hình 3D hầu hết thất bại trong việc đến với cộng đồng. Nhiều kênh truyền hình 3D bắt đầu vào đầu những năm 2010s đã bị đóng cửa vào giữa những năm 2010s.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền_hình http://www.comlaw.gov.au/ComLaw/Legislation/ActCom... http://www.abc.net.au/corp/pubs/documents/budget20... http://www.acte.be/ http://archives.cbc.ca/500f.asp?id=1-75-92-594 http://www.sciencetech.technomuses.ca/english/coll... http://www.ebu.ch/en/technical/trev/trev_255-portr... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F010986.php http://www.iec.ch/about/history/techline/swf/temp.... http://inventors.about.com/od/cstartinventions/a/C... http://www.americanheritage.com/articles/magazine/...